Theo Hệ thống y học Hindu truyền thống của Ấn Độ, nước đá có thể gây mất cân bằng cho cơ thể và làm chậm quá trình tiêu hóa.

Thứ nhất, cơ thể có nhiệt độ cơ bản khoảng 37 độ C và người ta cho rằng, cơ thể cần tiêu tốn thêm năng lượng để khôi phục nhiệt độ sau khi uống một cốc nước đá. 

Thứ hai, nước đá có thể làm giảm yếu tố “Hỏa”, nguồn cung cấp năng lượng chính cho tất cả các hệ thống trong cơ thể và rất cần thiết cho sức khỏe. Ngược lại, sử dụng nước ấm sẽ tốt hơn, giúp dễ tiêu hóa.

Theo y học phương Tây, một nghiên cứu nhỏ từ năm 2013 đã điều tra tác động của nước uống ở nhiệt độ khác nhau với sáu người bị mất nước, sau khi tập thể dục nhẹ, trong một phòng có nhiệt độ nóng và ẩm.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng: Việc thay đổi nhiệt độ nước ảnh hưởng đến phản ứng đổ mồ hôi của những người tham gia và lượng nước họ uống. Nhiệt độ nước tối ưu trong nghiên cứu là 60.8°F, tức là 16°C, đó là mức nhiệt của nước mát vừa đủ, giúp những người tham gia ít đổ mồ hôi hơn và có thể uống nhiều nước hơn.

Các nhà nghiên cứu cũng kết luận rằng uống nước ở 16°C có thể là nhiệt độ tốt nhất để bù nước ở các vận động viên bị mất nước.

Một số tác hại khi uống nước đá giữa mùa hè

– Nhức đầu: Sử dụng nước đá lạnh hoặc kem đá có thể đem tới các kích thích đột ngột tới dây thần kinh, chúng ngay lập tức chuyển thông điệp đến não bộ, sau đó gây ra cơn đau đầu.

Một nghiên cứu năm 2001 với 669 phụ nữ cho thấy uống nước lạnh có thể gây đau đầu ở một số người. Các nhà nghiên cứu báo cáo rằng 7,6% người tham gia bị đau đầu sau khi uống 150ml nước lạnh băng qua ống hút. Họ cũng phát hiện ra rằng, khả năng này xảy ra ở những người từng bị bị đau nửa đầu cao gấp đôi so với những người chưa bao giờ bị.

uong nuoc da anh huong suc khoe

– Làm chậm nhịp tim: Do tĩnh mạch thần kinh ở phía sau cổ và hệ thống thần kinh tim có thể bị tác động khi nhiệt độ giảm đột ngột nên uống nước đá có thể khiến nhịp tim của bạn giảm xuống. 

– Giảm năng lượng: Tuy nước đá có thể đem lại cảm giác sảng khoái, mát mẻ trong một thời gian cực nhanh, nhưng về lâu dài, nó lại khiến bạn suy giảm năng lượng nhanh hơn. Điều này là do cơ thể cần sử dụng thêm năng lượng để cân bằng lại nhiệt độ cơ thể về ngưỡng 37 độ C sau khi sử dụng một lượng lớn nước đá. Điều này khiến cơ thể nhanh chóng trở nên uể oải, mệt mỏi hơn.

– Ảnh hưởng đến quá trình hydrate hóa: Do uống nước đá có thể gây suy giảm năng lượng nên quá trình bù nước sẽ bị chậm lại. Đây là tác động đi ngược lại mục đích chính của việc uống nước, là tăng cường quá trình bù nước trong cơ thể.

– Táo bón: Uống nước ở nhiệt độ bình thường làm kích thích quá trình tiêu hóa, nhưng uống nước đá lạnh có thể gây táo bón. Uống nước đá khi ăn làm cho thức ăn co lại vì lạnh, ảnh hưởng đến khả năng co bóp, tiêu hóa của dạ dày, ruột, gây ra táo bón.

– Làm suy giảm hệ miễn dịch: Khi bạn uống nước đá ngay sau bữa ăn, nó có thể tạo ra chất nhầy dư thừa và chất béo cứng lại bên trong cơ thể. Điều này cản trở chức năng chuyển hóa năng lượng và các chất dinh dưỡng, làm giảm chức năng của hệ thống miễn dịch, khiến bạn dễ mắc các bệnh như sổ mũi, ho, cảm lạnh, đau họng… Những bệnh này càng khó khỏi hẳn nếu bạn không ngừng sử dụng nước đá lạnh tuyệt đối.

– Gây rối loạn tiêu hóa: Nhiệt độ lạnh sẽ ngăn cản quá trình tiêu hóa, chuyển hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng như đã nói ở trên. Chức năng tiêu hóa của cơ thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ngoài ra, nước lạnh sẽ làm các mạch máu co lại, cản trở tiêu hóa và không cho phép chúng hoạt động đúng. Những vấn đề thường gặp khi uống nước lạnh là đau bụng, buồn nôn, dạ dày khó chịu.

4 truong hop tuyet doi khong nen uong nuoc da giua mua he neu khong se gay nguy hiem cho suc khoe

4 trường hợp phải cẩn trọng khi uống nước đá

– Sau khi ăn no hoặc ăn lẩu: Nhiệt độ thức ăn để cơ thể hấp thụ nhanh nhất là có độ ấm vừa phải. Nước lạnh sẽ khiến quá trình bơm máu để thực hiện chức năng tiêu hóa của cơ thể bị giảm chậm, dẫn tới cảm giác đầy bụng, thậm chí là đau bụng. Nhất là sau khi ăn lẩu, bạn lại sử dụng thêm đồ uống có đá lạnh thì hỗn hợp vừa nóng vừa lạnh này rất có hại cho dạ dày và đường ruột. 

– Ngay sau khi tập thể dục: Sau khi vận động và ra mồ hôi, các mạch máu cũng như lỗ chân lông trên cơ thể giãn rộng. Ở thời điểm này, bạn không nên tiếp xúc với đồ lạnh, làm giảm nhiệt độ cơ thể đột ngột như uống nước đá hoặc vào phòng điều hòa lạnh ngay lập tức. Chỉ dùng nước nguội hoặc nước ấm vừa đủ để bổ sung lượng nước đã mất. Sau khi nhịp tim, nhiệt độ, cơ thể được điều hòa trở lại, lau sạch mồ hôi, bạn hãy sử dụng nước mát để sảng khoái hơn.

– Khi bị cảm lạnh: Ngoài việc không nên uống nước đá khi bị cảm lạnh, thì những người thường dễ bị cảm lạnh cũng nên hạn chế uống nước đá.

– Trong kỳ kinh nguyệt: Đây là thời điểm nhạy cảm với phụ nữ, kỵ những loại thực phẩm có tính hàn mà nước đá lạnh là một trong số đó. Nếu sử dụng trong những ngày “đèn đỏ”, chị em dễ bị tắc kinh, đau bụng kinh. Phụ nữ hay bị đau bụng kinh cũng nên hạn chế uống nước đá kể cả ngoài kỳ kinh.

Trong trường hợp muốn giải nhiệt, bạn có thể sử dụng nước mát ở nhiệt độ được khuyến nghị là 16 độ C. Cần kiểm tra số lượng và độ nhạy cảm với đá trước khi sử dụng. 

Có một mẹo rất đơn giản để bạn biết cơ thể mình có thể chịu đựng được bao nhiêu đá: Cầm đá hoặc đồ uống lạnh bằng một tay, nếu tay bạn có thể chịu đựng trong suốt 1 phút liên tục thì đây là mức độ có thể chấp nhận. Còn nếu bạn không thể cầm nó quá lâu, chứng tỏ nhiệt độ quá lạnh, sẽ làm ngưng kết khí huyết của bạn ngay khi đi vào dạ dày. 

Những người có tay, chân lạnh thường không thể cầm đá quá lâu, chứng tỏ sức khỏe của họ không thể tiếp nhận nước đá quá lạnh.